Phân loại cua biển – 3 cách chọn cua biển ngon

Trong bài viết này sẽ giúp bạn phân loại cua biển và cách chọn cua biển ngon. Cua biển là món ăn ngon, giàu canxi và khoáng chất đa lượng, vi lượng cần thiết cho cơ thể.

Để phân loại cua biển theo cua đực, cua cái, bạn nhìn vào đặc điểm đễ nhận dạng nhất là phần yếm, ở dưới bụng

1. Cua Y thịt – là con đực có yếm hình tam giác

Cua đực hay gọi là cua Y, hoặc cua thịt, tùy theo trọng lượng mà phân loại cua biển như sau:

  • Cua Y7  ~ 600g+/con
  • Cua Y5 ~ 2 con/kg (cua đực khoảng 400-595gram/con)
  • Cua Y3 ~ 3 con/kg (cua đực khoảng  270g-395/con)
  • Cua Y tứ ~ 4-5 con/kg (cua đực khoảng 180-240g/con)
  • Cua Xô(cua đực dưới 180g) cũng là cua thịt nhưng con nhỏ khoảng 180g đến 150g/con hoặc do bị gãy càng loại ra nên rẻ hơn nhưng thịt vẫn cứng chắc, thơm ngon.

Thịt cua Y nói chung ngọt ngon chắc, dáng đẹp, càng to.
Cách phân biệt cua Y: Càng cua to, yếm dài hình chữ Y

2. Cua gạch – cua cái có yếm hình tròn.

Những con cua cái khi lớn, sẽ có gạch màu đỏ màu cam, người dân thường gọi là cua gạch son.

Cua gạch lớn có trọng lượng từ 350g/con trở lên, khoảng 2-3con/kg.

Cua gạch nhỏ có trọng lượng dưới 200-250g/con, khoảng 4-5con/kg.

3. Cua yếm vuông có yếm hình vuông.

Cua yếm vuông còn gọi là cua trinh nữ, là cua cái chưa dậy thì, cua có gạch vàng ươm, mềm và béo bùi không ngán. Thịt cua thì khỏi bàn cải vì độ ngon của nó, thịt chắc , dai và rất thơm, khác hẳn các loại cua khác. Những người sành ăn đều chọn loại cua này.

Cua yếm vuông có trọng lượng nhỏ ( từ 150 – 200 gram), mặc dù về số lượng thịt. Đó là do kích thước cũng như thời gian sinh trưởng của loại cua này. Cua Yếm Vuông không thể nhiều bằng cua Y (Cua Thịt)  nhưng về mặt chất lượng, thịt Cua Yếm Vuông ăn ngọt, dai và ngon hơn rất nhiều. Đặc biệt, gạch cua yếm vuông thường có màu vàng thơm béo dễ chịu, không gây ngán như gạch son. Cua yếm vuông chỉ khác cua Gạch là nó chưa lần nào mang gạch, tưởng tượng như loại cua cái mới lớn.
Cách phân biệt cua yếm vuông: Càng cua nhỏ, yếm hình vuông.

Thông thường, chủ vuông nuôi thường giữ Cua Yếm Vuông lại, chờ thành Cua Gạch mới bán, số lượng Cua Yếm Vuông bán trên thị trường rất hạn chế.

4. Cua cốm hay cua hai da – cua hiếm nhất mà chủ vuông mới được ăn.

Ngoài những cách phân loại cua biển như cua Y, cua gạch, cua yếm vuông, thì còn một loại cua hiếm gặp là cua cốm. Cua cốm là con cua đang chuẩn bị lột bỏ lớp áo xác cũ, và hình thành lớp áo mới để lớn hơn. Có thể bắt được con cua cốm lúc chưa lột bỏ xác cũ, hoặc đã lột bỏ hoàn toàn lớp xác cũ.

Điểm đáng giá của loài cua cốm là vì mới chuẩn bị thay vỏ, lớp vỏ mới còn non, chưa canxi hóa, nên toàn thân con cua mềm, ăn được hết toàn bộ phần vỏ cua, thịt bùi, béo, giàu canxi.

5. Cua xô:

Cua xô là các loại cua y thịt gãy còn một càng (nó mà gãy hai càng thì tự ăn luôn chứ nó thành con ” rùa ” ai thèm mua), yếm vuông mềm yếm (loại này hiếm gặp vì chủ vuông sẽ thả lại cho cua lớn thành cua gạch) ,yếm vuông cứng nhưng một càng , cua cái ốp một càng . cua y mềm ,……..
nếu trường hợp một càng nhưng cua ” cứng ” thì nên mua vì thịt vẫn ngon mà giá rẻ , con nếu cua mềm thì đừng bao giờ thấy rẻ mà mua, vì cua mềm thì thịt nhão, ít thịt
Trường hợp cua gạch son nhưng gãy một càng thì sẽ được mua với giá cua y, gặp loại cua này càng nên mua vì quan trọng là gạch còn nguyên, một cái càng có giá trị gì đâu.

Khi mua cua tại Đặc sản vùng biển, các bạn yên tâm sẽ không có cua mềm, vì chúng tôi lựa từng con lúc bắt trói cua tại vuông. Khi về nhà, đóng thùng chúng tôi kiểm tra lại 1 lần nữa đảm bảo cua luôn cứng yếm, chắc thịt, đủ gạch.

Ở miền Tây Nam Bộ, có nhiều tỉnh giáp biển, có nguồn nước mặn sẽ nuôi được cua biển như Cần Giờ, Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.. Nhưng ở Cà Mau thì nuôi lâu đời hơn, nên khi nhắc đến cua biển, mọi người hay gọi là cua biển Cà Mau, nhưng chúng không khác nhau.

Mua cua biển Kiên Giang ngon

Trên đây là các cách phân loại cua biển giúp bạn phân biệt được các loại cua biển thường gặp trên thị trường. Để chọn cua biển ngon, mời bạn tham khảo 3 cách bên dưới.

3 cách chọn cua biển ngon

1. Xem càng: xem màu lớp da lụa (da non) giữa kẹt khuỷu (cùi chỏ) trên càng cua. Nếu lớp da này màu hồng đỏ hoặc hồng sậm thì cua nhiều thịt. Và bạn cần nhìn kỹ hơn: cua mới bắt thì lớp da này thẳng bóng, đó là cua mập. Ngược lại, cua cũ sẽ ốm do bị rọng lâu ngày, lớp da này nhăn nheo.

2. Bóp yếm: Cảm thấy cứng tay là cua chắc. Ngược lại, bạn nghe mềm (phập phều) thì cua ít thịt (ốp).

3. Bóp phần đầu đùi của que dầm bơi, phía dưới mu: Bóp vừa tay, nếu bạn thấy cua giãy giụa toàn bộ que, càng thì cua còn khỏe (thịt ngon). Ngược lại, cua đã yếu – sắp chết. Bởi trước khi chết khoảng 2 giờ, thịt cua bủn dần – nhiều nước.

3 loại cua cần tránh mua.

Cua mềm yếm vì sẽ không đủ thịt, ốp.

Cua gạch mềm yếm, cua này là cua cái, chưa đủ gạch, hoặc chưa có gạch, yếm mềm thịt rất bở, ốp.

Cua non, chưa đủ tuổi, cua này trọng lượng thấp, con nhỏ xíu, màu da bụng trắng trắng, xanh xanh. Nên tránh mua cua này vì không ăn được. Luộc ra toàn nước, sụn canxi, không thấy thịt đâu.

Khi mua cua tại Đặc sản vùng biển – Cua biển Kiên Giang, vì chúng tôi đã sàng lọc cho các bạn. Bao đổi trả nếu không chất lượng.

 

 

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không công khai.

0

TOP

X